Các quy định về TTHQ nhập khẩu các sản phẩm điện tử – hàng hóa thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Chú ý: Khi làm TTHQ NK máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh (smart phone) và màn hình, máy thu hình IP, dạng LED/OLED có thời hạn kể từ ngày sản xuất đến ngày mở tờ khai HQkhông quá 01 năm, quá đều coi là hàng cũ.
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm NK.
- Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/07/2012 quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.
+ Theo đó, các mặt hàng như: Máy in, Máy fax, hộp mực in, Máy tính điện tử, Máy xử lý dữ liệu tự động, Điện thoại và điện thoại di động, Tivi, Camera, màn hình, mạch in điện tử, dây điện, cáp điện, cáp sợi quang thuộc mã HS code: 8443, 8469, 8470, 8471, 8473, 8617, 8518, 8525, 8527, 8528, 8534, 8540, 8542, 8544 nằm trong Phụ lục 01 – Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.
- Thông tư số 05/2014/BTTTT ngày 19/03/2014 Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Gồm 2 phụ lục:
+ Phụ lục I quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thôngbắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
+ Phụ lục II quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy gồm:
1. Máy tính cá nhân để bàn (Desktop computer).
2. Máy tính chủ (Server).
3. Máy tính xách tay (Laptop and portable computer).
4. Thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA).
5. Thiết bị định tuyến (Router).
6. Thiết bị tập trung (Hub).
7. Thiết bị chuyển mạch (Switch).
8. Thiết bị cổng (Gateway).
9. Thiết bị tường lửa (Fire wall).
10. Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình vệ tinh.
11. Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số.
12. Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (Set Top Box DVB-T2). 13. Máy thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV).
14. Thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng viễn thông công cộng sử dụng kênh thuê riêng.
15. Thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông công cộng qua giao diện tương tự hai dây.
16. Tổng đài PABX.
17. Thiết bị truyền dẫn quang.
Việc quản lý chất lượng các sản phẩm điện tử – hàng hóa thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông nêu tại Phụ lục I và Phụ lục II của Thông tư 05/2014/BTTTT ngày 19/03/2014 được thực hiện theo Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
Thủ tục tạm xuất – tái nhập sản phẩm điện tử – công nghệ thông tin để sửa chữa hoặc bảo hành:
- Đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng để sửa chữa, bảo hành:
+ Trường hợp sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng mà thương nhân tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa thuộc các đối tượng theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, thì khi làm thủ tục tạm xuất, tái nhập, thương nhân phải xin giấy phép tạm xuất, tái nhập của Bộ Công thương. Thương nhân không cần phải có văn bản xin ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với việc tạm xuất và tái nhập sản phẩm, chỉ cần làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Đối với hàng điện tử tiêu dùng đã qua sử dụng, linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu:
+ Các mặt hàng điện tử CNTT tiêu dùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu nêu tại Mục II, Phụ lục I ban hành kèm theo TT số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của NĐ 187/2013/NĐ-CP thì linh kiện, phụ tùng của các mặt hàng đóchỉ được phép tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa nếu còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu. Thương nhân làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan Hải quan, không cần phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập của Bộ Công thương.
Căn cứ Pháp lý:
– Khoản 1 Điều 13 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định: “1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Thủ tục tạm xuất, tái nhập quy định như sau:
a) Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, khi tạm xuất, tái nhập phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
b) Các loại hàng hóa khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.”
- Khoản 5 Điều 13 NĐ số 187/2013/NĐ-CP quy định: “5. Đối với hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu chỉ được phép tạm xuất để sửa chữa, bảo hành với điều kiện hàng hóa đó còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu. Thủ tục tạm xuất, tái nhập giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu”.
* Chú ý: Công văn 10161/TCHQ-GSQL ngày 13/08/2014 V/v giấy chứng nhận hợp quy hàng điện tử và CNTT nhập khẩu, theo đó: khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/3/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông thì:
– 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm thuộc danh mục nêu tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường trong nước sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy, thực hiện công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.
– 2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc danh mục nêu tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư này chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường trong nước sau khi đã thực hiện công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.”
Nguồn: Damvietxnk